Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến Quảng Nam- một vùng đất hội tụ, kết tinh của nhiều nền văn hóa khác nhau. Từ tính cách con người, đến di tích văn hóa lịch sử, ẩm thực hay truyền thống hiếu học lâu đời, người Quảng Nam mang đến cho chúng ta một cách nhìn mới, ngạc nhiên và ngưỡng mộ. Sau đây, mình sẽ đưa các bạn đi tìm hiểu sâu hơn về nền văn hóa Quảng Nam nhé.

Văn hóa du lịch và lễ hội ở Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, còn phía nam thì giáp với tỉnh Quãng Ngãi và Kom Tum, hơn thế phía tây của nó còn giáp với Lào và phía đông thì giáp với biển Đông. Chính vì thế mà nền văn hóa Quảng Nam được hòa trộn giữa nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa và Đại Việt,.. tạo nên những truyền văn hóa độc đáo và nhiều màu sắc. Khác với các tỉnh thành khác, Quảng Nam là nơi cư trú của rất nhiều dân tộc như Xê-đăng, Cơ-tu, Cor,….. Mỗi dân tộc đều góp một màu sắc để tạo nên một bức tranh về xứ Quảng vô cùng sinh động, rực rỡ. Như người Cơ-tu thì nói lý, hát lỳ, cồng chiêng,… còn người Xê- đăng và Cor thì nổi bật về nghi lễ, tập quán, nghệ thuật diễn xướng. Hơn hết, đây cũng là mảnh đất có nhiều di tích văn hóa lịch sử, có tới 55 di tích cấp quốc gia và 282 di tích cấp tỉnh. Chắc nổi bật hơn cả, đó là 2 di tích được UNESCO công nhận là di tích lịch sử thế giới là Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Khí hậu nơi đây mát mẻ, có bãi biễn trải dài như là Bãi biển An Bàng, bãi tắm Cửa Đại,… Nơi này, còn ghi lại nhiều dấu tích của những năm kháng chiến như Địa đạo Kỳ Anh, căn cứ Chu Lai,… Nếu có dịp ghé thăm Quảng Nam, các bạn hãy một lần đến với địa đạo Kỳ Anh- một trong ba địa đạo lớn nhất nước ta. Nơi có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân ta những năm kháng chiến chống Mỹ. Đã nói về văn hóa truyền thống thì làm sao chúng ta không nhắc đến lễ hội nhỉ. Xứ Quảng đặc biệt với nhiều lễ hội đặc sắc, đi vào lòng người. Ở đây có lễ hội bà Thu Bồn- một trong những lễ hội lớn nhất ở đất Quảng, lễ hội thường được tổ chức vào ngày 11-12/2 âm lịch. Lễ hội có 2 phần chính là phần nghi lễ và phần hội. Phần nghi lễ được diễn ra trang trọng, trang nghiêm để làm lễ rước “Ngũ hành tiên nương”, còn phần hội thì sẽ được chơi những trò chơi như: hát bài chòi, hát hò khoan đối đáp, cờ người, thi kéo co,… Đây cũng là một văn hóa thể hiện sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa Chăm- Việt. Ngoài ra, còn có lễ hội Cầu Bông- là lễ hội truyền thống thường được tổ chức vào những dịp đầu xuân. Lễ hội diễn ra tại phố cổ, mang đến không khí vui tươi nhộn nhịp, tăng không khí lãng mạn, rực rỡ màu sắc. Theo quan niệm của người dân nơi đây, lễ hội cũng là dịp để họ bày tỏ lòng biết ơn với người có công khai phá nên làng Trà rau 500 tuổi. Đặc biệt hơn nữa, văn hóa Quảng Nam còn được biểu hiện ở chỗ làng nghề truyền thống nữa. Bạn đã bao giờ nghe đến đèn lồng Hội An chưa nhỉ? Nghề làm đèn lồng ở nơi phố cổ đã trở thành truyền thống lâu đời, đèn lồng tô thêm nét đẹp độc đáo, huyền bí cho phố cổ mỗi khi đêm về. Hơn nữa đây cũng là món quà lưu niệm được du khách yêu thích khi ghé qua phố cổ. Nếu ở nơi thủ đô hoa lệ có làng gốm Bát Tràng, thì Quảng Nam cũng không thua kém khi sở hữu làng gốm Thanh Hà, dưới bàn tay khéo léo tỉ mỉ, người thợ Thanh Hà đã mang đến cho phố cổ nhiều tác phẩm tuyệt vời, điêu khắc tinh tế, không thể nào chê được. Và hiện nay, làng gốm cũng đã trở thành một trong những địa điểm đáng đến nhất khi về nơi xứ Quảng. Nếu về nơi đây, thì các bạn nhớ mua một vài món quà lưu niệm về tặng người thân và gia đình nhé. Chắc hẳn đây sẽ là những món quà giá trị nhất với họ đấy.

Ẩm thực truyền thống ở Quảng Nam
Quán nhâu bình dân ngon rẻ hôi an quảng nam
Cao lầu ngon rẽ hôi an quảng nam
Về ẩm thực thì bạn đã bao giờ nghe nhắc đến rượu Hồng Đào chưa? Đây là món rượu truyền thống của người dân địa phương, ở những nơi khác không có đâu. Nếu có thì chắc gì có thể thơm ngon bằng nơi sinh ra nó được. Rượu được làm từ gạo nếp hồng Bà Rén, và gạo ủ men phải là lúc chưa được gặt quá trăm ngày, rượu phải bắt buộc ủ trong chum sành và phải ủ trong một tuần mới đi chưng cất. Để làm ra thứ rượu ngon như thế, thì công sức bỏ ra cũng rất nhiều phải không? Một món ăn nữa mà nhất định khi đến Quảng Nam bạn phải thử, nếu không là sẽ nuối tiếc đấy đó là mì Quảng. Sợi mì vàng tươi, mềm và dai. Được ăn kèm với 9 vị rau sống, còn có thêm tôm, cua, thịt ếch, thịt bò, lươn,… Mì còn được ăn kèm với bánh tráng mè. Thơm ngon, bổ mà lại rẻ nữa chứ. Một tô chỉ có giá từ 18 đến 30 nghìn đồng. Một số món ăn đặc sản khác ở xứ Quảng phải kể đến: cao lầu, bê thui cầu Mống, bánh ít lá gai, nem chua,….
Những người tài hoa, nổi tiếng ở Quảng Nam
Ngoài những truyền thống trên, đây cũng là mảnh đất sinh ra nhiều nhân tài, còn được gọi là “Ngũ phụng tề phi”. Có lẽ sinh ra trên mảnh đất nghèo, thiếu thốn làm cho con người nơi đây có những quyết tâm, ý chí phấn đấu. Nhà nho yêu nước Phan Châu Trinh cũng là người con của tỉnh Quảng Nam. Ông chính là một tấm gương sáng cho phong trào Duy Tân, ông không những là nhà chính trị tài ba mà còn là nhà văn hóa tài giỏi. Nơi đây không những sinh ra được những con người thông minh, tài giỏi mà còn tài hoa nữa, trong đó có Trường Giang và quê ba mẹ Hoài Linh cũng chính là Quảng Nam. Đấy, bạn đã thấy chưa 2 danh hài giỏi nhất nước ta đều có nơi cội người là xứ Quảng thân thương.

Văn hóa “cãi” ở Quảng Nam
Sau đây chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu về tính cách của người Quảng Nam nhé. “Quảng Nam hay cãi” nghe thật ngộ nghĩnh nhỉ, nhưng là thật đấy. Người dân nơi đây không phải là cãi chua nhoa, léo loắt mà là thẳng thắng. Khi họ thấy điều gì không phải họ sẽ nói thẳng, không suy nghĩ gì cả, nên đôi khi sẽ khiến nhiều người không hài lòng, không vui. Nhưng thật ra đằng sâu trong trái tim của người dân xứ Quảng đều rất lãng mạn và ấm áp. Họ cọc cằn, nói chuyện cọc lóc, thô lỗ, không phải vì họ muốn vậy. Mà bởi vì vốn từ của họ ít, họ không biết nói như thế nào, họ không nịnh nọt, không nói chuyện ngọt ngào nhưng họ chân thật, chất phác. Thật ra họ cũng nóng tính, họ hay cãi, nhưng điều ấy cũng không phải là xấu xa gì, điều ấy cũng đang giúp làm rõ vấn đề, có mâu thuẫn thì xã hội mới phát triển mà. Giọng nói của người Quảng Nam thì không ngọt ngào nhẹ nhàng như người Hà Nội, cũng không thanh thoát như những người sinh ra tại thành phố mang tên Bác. Nhưng đó là giọng nói Quảng Nam chân thành, đậm đà tình người. Sau này về Quảng Nam, tiếp xúc với họ rồi thì chắc chắn bạn sẽ hiểu về họ thôi.
Nếu có dịp thì nhớ về thăm Quảng Nam nhé! Quảng Nam luôn chào đón bạn. Nếu bài viết mình còn gì thiếu sót thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé, mình rất mong chờ sợ góp ý của các bạn. Chúc các bạn luôn thành công.